MEN CABI XANH


Xin nhấn vào hình để xem rõ hơn

MEN CABI XANH



Men Cabi
 là sản phẩm vi sinh dùng để phân hủy phospho khó tan trong vỏ cà phê để tạo nên một nguồn phân vi sinh hữu cơ hiệu quả rất cao. Cung cấp một lượng lớn khoáng vi lượng thiết yếu giúp cây trồng khỏe mạnh, tỉ lệ đậu trái cao.
9 HIỆU QUẢ CỦA MEN CABI:
  1. Tăng hơn 30% năng suất cây trồng.
  2. Giá thành khoảng 1/4 đến 1/5 so với những loại phân hữu cơ trên thị trường.
  3. Phòng chống bệnh ở rễ cây rất hiệu quả.
  4. Cải tạo vùng đất bạc màu hoặc bón phân hóa học lâu năm.
  5. Phòng chống ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguồn hữu cơ tự nhiên.
  6. Chứa lượng đạm rất lớn trên 3%, hơn 60% chất mùn và hàm lượng khoáng vi lượng cực kì cao,
  7. Khả năng giữ nước cao chống xói mòn cho đất.
  8. Ổn định độ pH cho đất, giúp cây phát triển tốt ở những vùng pH quá cao hoặc quá thấp
  9. Giảm tỉ lệ bón phân hóa học đáng kể, giảm giá thành sản phẩm và gia tăng hiệu quả kinh tế.
THÀNH PHẦN MEN CABI:   
Bacillus polimyxa:            1011 Cfu/g 
Aspergillus spp:                109  Cfu/g
Nitrosomonas spp:           109  Cfu/g 
Nitrobacter spp:               109  Cfu/g 
Trichoderma hazianum:  109 Cfu/g 
Trichoderma viride:         109 Cfu/g
Khoáng vi lượng: 67 khoáng chất vi lượng thiết yếu Ca, P, Si, Al, Cu, Fe, Mg, Mn, K, S, Cl, F, Bo, Ce, Co,Se, La, Mo, Li…vừa đủ 1000g
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA CABI
Tốc độ phân hủy của men CaBi rất nhanh do đó giữ được chất lượng phân bón và người dân hoàn toàn chủ động trong cách bón của minh
Men CaBi Men trên thị trường
·    100% men gốc=> hoạt động mạnh khi bón.
·    Tạo bào tử, sức sống cao, bảo quản lâu.
·    Nồng độ đậm đặc.
·    Vi sinh hoạt hóa cao, cung cấp nấm đối kháng bệnh gây hại.
·     Men thế hệ F1 hoặc F2=> hoạt động yếu khi bón.
·     Men vi sinh vẫn hoạt động, sức sống kém.
·     Nồng độ loãng.
·     Vi sinh hoạt hóa thấp, không còn hoạt lực kháng bệnh gây hại.
 
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Công thức phối chế phân vi sinh từ men CABI
  
Nguyên liệu Số lượng
Vỏ cà phê khô ( tươi ) 700kg (2,000kg)
Phân chuồng (heo, bò hoặc gà) 300kg
Super lân: 50kg
Phân S A 5kg
Men Cabi 2-4kg
 
 
Qui trình ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê  
  1. Trộn đều 50 kg phân super lân và 300 kg phân chuồng vào 700kg vỏ café
  2. Pha loãng lượng phân SA và men Cabi cần dùng vào 200 lít nước và phun đều vào hỗn hợp vỏ cà phê trên để tạo độ ẩm từ 50-60%. Nếu là vỏ khô tăng lượng nước sử dụng lên gấp đôi.
  3. Trải mỏng hỗn hợp trên thành lớp mỏng 20-40cm, đậy bạt che nắng để từ 2-3 ngày trước khi tạo đống ủ
  4. Tạo đống ủ tốt nhất cao 0,8m, dài 3-5m và rộng 1-1,5m để dễ kiểm tra, xử lí và giữ nhiệt độ đống ủ ổn định.
  5. Đậy bạt để che nắng, nhưng cần tạo độ thoáng khí để sản phẩm lên men được tốt. sau 5- 7 ngày đầu tiên mở ra kiểm tra, đảo trộn và phun nước thêm nếu thấy khô. Chú ý cần đảo trong tuần đầu tiên vì đây là thời gian lên men mạnh nhất và đống ủ cần nhiều oxi.
  6. Sau 20-30 ngày, mở ra kiểm tra xem hoai chưa, nếu chưa phun thêm nước và ủ tiếp 15 ngày nữa phân sẽ hoai và đem sử dụng bón cho cây trồng.
Chú ý:
Nếu dùng vỏ Cà Phê khô nên tưới nước cho thật ẩm từ 2-3 ngày trước khi tiến hành các công đoạn trên
Nếu không có phân chuồng thì thay bằng lượng vỏ Cà Phê hoặc Than Bùn tương đương
Nếu nhiệt độ trong quá trình ủ không cao thì thêm nước để tạo thành độ ẩm từ 50-60%
Nếu nhiệt độ không đều là do lượng men phân bổ không đều, nên tiến hành đảo trộn.
Nếu muốn rút ngắn thời gian ủ hoặc ở những vùng nhiễm bệnh nấm trắng hoặc ve sầu thì tăng lượng men lên gấp đôi.
Hướng dẫn sử dụng:  nên bón 2 lần /năm và cách bón như sau
1. Lần 1 (bón vào đầu mùa mưa) : với cách bón này sẽ giúp cải tạo đất, cung cấp dinh dưỡng và vi lượng trong suốt quá trình nuôi lớn trái; và giữ cho các loại phân bón hóa học khác chậm tan hơn và không bị rửa trôi
2. Lần 2 (bón sau khi thu hoạch hoặc trước khi kết thúc mùa mưa): cách bón này sẽ giúp cho khả năng giữ nước của đất được tăng cao, giúp cây chống chọi với điều kiện khô hạn đồng thời cung cấp dưỡng chất cho quá trình phục hồi cây sau thu hoạch và tích trữ dinh dưỡng, tăng tỉ lệ C/N từ đó giúp cho việc ra hoa, đậu quả đồng loạt và tăng cao. Đặc biệt chúng tôi nhấn mạnh việc bón phân vào đợt này vì nó sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cả vụ sau
3. Cách bón :tốt nhất nên xẻ rãnh quanh tán với chiều sâu rãnh khoảng 20cm và chiều rộng 20-30 cm, nên vùi chung với các cành lá khô để tăng thêm độ mùn cho đất.
Áp dụng theo công thức của chúng tôi thì chúng ta thu được nguồn phân hữu cơ có các chỉ tiêu sau
Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Việt Nam Phân từ vỏ cà phê
Độ ẩm tối đa (%)   40.0
Ni tơ N(%) 1,0 2,0
Lân tổng số P(%) 1,0 1.5
Kali K(%) 1,0 3,0
Chất hữu cơ (%) 15 30.0
Khoáng chất (%)   0.2
 
 
 

Sản phẩm cùng loại

 
Top